Như các bạn đã biết Natri và Clo đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe và nó cũng là thành phần chủ yếu của muối ăn. Hai nguyên tố này giúp cân bằng thể dịch trong cơ thể, sự tồn tại và hoạt động bình thường của tất cả các tế bào, hoạt động chức năng của tất cả các cơ quan và bộ phận trong cơ thể.
Tuy nhiên các chuyên gia hàng đầu về sức khỏe trẻ em vẫn khuyên các bà mẹ không nên cho trẻ ăn dặm những thức ăn có nêm muối.
Việc nêm muối vào thức ăn dặm sẽ tạo cho trẻ thói quen ăn mặn từ bé và sẽ dễ gây ra các bệnh tim mạch, cao huyết áp trong tương lai.
Thận của trẻ sơ sinh còn non nớt, việc cho trẻ dưới 1 tuổi ăn muối sẽ làm cho thận làm việc quá tải. Thận đóng vai trò lọc và đào thải các chất không cần thiết cho cơ thể và khi thận làm việc quá tải thì lượng muối trẻ ăn sẽ không được tiếp nhận mà sẽ truyền vào máu. Việc muối đọng lại trong máu lâu ngày sẽ gây nguy hại đối với não bộ và cơ thể trẻ.
Ở tuổi ăn dặm dưới 1 tuổi, các thức ăn hợp với lứa tuổi này đã có chứa một lượng muối như bột ngũ cốc, hoa quả, nước hoa quả, thịt, thịt gia cầm, cá, trứng, rau… Sữa mẹ là thức ăn chủ yếu của trẻ sơ sinh và trong sữa đã có một lượng muối phù hợp cho trẻ. Ngay cả những nhà phân phối sữa cũng biết và đã bổ sung một lượng muối bằng với lượng muối trong sữa mẹ. Vì vậy việc bổ sung muối cho trẻ là không cần thiết.
Khi chế biến thức ăn dặm cho trẻ các bà mẹ đều lo rằng nếu không bỏ muối hay nước mắm vào sẽ làm giảm vị ngon của thức ăn. Nhưng thực tế vị giác của trẻ không giống như của người lớn, vì vậy việc bổ sung thêm muối trong thức ăn dặm của trẻ giống như người lớn chưa chắc sẽ kích thích trẻ ăn ngon mà nó còn ảnh hưởng cho trẻ sau này.
Thay vì cho muối các bà mẹ có thể cho các gia vị khác như tỏi, gừng, quế, bạc hà, vani, hạt tiêu, hành, hẹ… để không lo rằng món ăn của con mình không có gia vị.
(Theo Eva)