Việc cho trẻ ăn tưởng chừng như chỉ là một công việc đơn giản mà ai cũng có thể làm tốt được. Tuy nhiên, nếu có những sai lầm thường gặp khi cho trẻ ăn được nêu dưới đây lại có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ.
Vậy những sai lầm thường gặp đó là gì? Mời các bạn cùng tham khảo một số thông tin dưới đây nhé!
Mục lục
1. Không để trẻ tự xúc
Từ lúc khoảng 8 tháng tuổi bé đã bắt đầu có khả năng cầm nắm và cho thức ăn vào miệng, đến khoảng 1 – 1,5 tuổi bé có thể tự xúc ăn nếu như được rèn luyện. Nhưng do nhiều cha mẹ vẫn không muốn cho trẻ ăn sớm, thậm chí đến 4, 5 tuổi bố mẹ vẫn phải bón cho trẻ ăn. Việc này không chỉ khiến trẻ hay có tâm lý ỷ lại mà còn ảnh hưởng không tốt đến tinh thần và hệ tiêu hóa quả trẻ. Do đó, vào khoảng 1,5 – 2 tuổi bố mẹ hãy khuyến khích trẻ tự xúc ăn nhé!
2. Không cho trẻ ăn cùng gia đình
Có nhiều bố mẹ vì không muốn mất thời gian và gây ảnh hưởng đến bữa ăn của cả gia đình nên hay cho trẻ ăn trước. Nhưng bố mẹ cần lưu ý rằng trẻ em có khả năng bắt chước người lớn rất nhanh, nếu cho trẻ ngồi ăn cùng cả nhà bé sẽ học được cách chọn, gắp và cả cách nhai thức ăn rất nhanh mà không cần mẹ phải chỉ dạy quá nhiều.
3. Cho trẻ uống nước trong bữa ăn
Cho trẻ uống nước khi đang ăn là một điều khá cấm kỵ vì dạ dày của bé nhỏ, khi cho trẻ uống nhiều nước trong bữa ăn sẽ khiến trẻ mau no, bỏ bữa. Ngoài ra, cho trẻ uống sữa, nước trái cây còn có khiến hệ tiêu hóa của bé hoạt động kém hơn.
4. Ép trẻ ăn
Việc ép trẻ ăn không chỉ khiến trẻ thêm chán ăn mà còn gây cản trở hoạt động của hệ tiêu hóa. Do đó, khi trẻ ăn no, bố mẹ không nên ép trẻ ăn thêm mà hãy chờ khi nào trẻ đói rồi mới cho ăn thêm.
5. Để nhiều đồ ăn vặt trong bếp
Nếu để nhiều đồ ăn vặt trong bếp và trong tầm mắt của trẻ, mẹ đã vô tình tạo thói quen xấu đến trẻ, sẽ khiến trẻ ăn vặt cả ngày và không muốn ăn các bữa chính. Vì vậy, hãy tách thành các bữa ăn nhỏ và chỉ cho trẻ ăn một lượng thức ăn vặt hợp lý, tránh cho trẻ ăn quá nhiều đồ ăn ngọt.
6. Không kiên nhẫn
Do thiếu thời gian và kiên nhẫn mà nhiều bố mẹ dễ dàng từ bỏ ngay khi cho bé bắt đầu tập ăn những lần đầu tiên. Nhưng bố mẹ cần nhớ rằng việc tập cho bé thói quen tự ăn cần một thời gian lâu dài, sự kiên nhẫn và điều quan trọng của bố mẹ cần làm là giúp bé hiểu được tầm quan trọng của các thực phẩm cũng như việc tự ăn.
7. Không tạo thói quen ăn uống lành mạnh
Ngay từ khi mới bắt đầu cho trẻ ăn dặm, bố mẹ cần tạo thói quen ăn uống lành mạnh để duy trì được lâu dài và khỏe mạnh hơn. Nếu không tạo cho con thói quen ăn uống lành mạnh như: Bỏ bữa, ăn các thức ăn có hại cho sức khỏe, liều lượng ăn uống quá ít hay quá nhiều cũng có thể khiến trẻ dễ bị mắc các bệnh về tiêu hóa như: Đường ruột, rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày…
8. Không lập kế hoạch cho bữa ăn
Đa số, các bố mẹ thường chỉ quyết định trẻ ăn gì khi đã sát bữa, dẫn đến tình trạng thiếu hoặc mất cân bằng giữa các chất dinh dưỡng. Đó là một sai lầm mà bố mẹ cần tránh và sửa sai bằng các lên kế hoạch bữa ăn trước đó, ít nhất trước 5 – 7 ngày và đưa ra các nhiều phương án dự phòng càng tốt, sau đó đưa ra phương án phù hợp, chú ý cân nhắc giữa các món ăn để tránh việc trẻ bị ngán, bị thiếu hoặc thừa chất.
Vũ Anh