Côn trùng gây hại, vốn là một hiểm họa khôn lường đối với sự phát triển kinh tế xã hội, vệ sinh môi trường và sức khỏe con người. Mối phá hoại các công trình xây dựng, giao thông, các công trình kiến trúc, văn hóa. Mọt phá hoại các loại lương thực. Muỗi là thủ phạm lây truyền bệnh sốt xuất huyết và bệnh sốt rét. Ruồi là nguồn lây nhiễm các bệnh đường ruột nguy hiểm. Kiến tấn công nhiều loại cấy trồng, vật nuôi và cả con người. Các loài côn trùng khác như châu chấu, cào cào, ve, sâu, bướm cũng mang lại tác hại to lớn cho đời sống con người. Ngoài ra, chuột – vốn không thuộc họ côn trùng nhưng loài gặm nhấm này cũng là một trong những nguy cơ lớn trong việc phá hoại mùa màng, cắn phá nhà cửa, quần áo, tài sản và là nguồn lây truyền nhiều bệnh nguy hiểm – trong đó có dịch hạch.
Dịch vụ diệt trừ côn trùng, chuột bọ gây hại của công ty Thông Tín đã ra đời trong nhiều năm nay chỉ để giúp quý vị phòng chống hiệu quả nhất đối với các loại côn trùng, chuột bọ phá hoại nêu trên.
__________________________________________________
Sản xuất “thịt sạch” và tạo vùng chăn nuôi an toàn không chỉ có ý nghĩa tăng tính cạnh tranh, hội nhập mà còn có ý nghĩa thiết thực đảm bảo hiệu quả chăn nuôi, bảo vệ môi trường và sức khỏe người dân nông thôn. Một trong những biện pháp ban đầu để sản xuất “thịt sạch” là vệ sinh chuồng nuôi, phòng ngừa các côn trùng có thể gây bệnh hoặc khó chịu cho vật nuôi.
Không những thế, các côn trùng như ruồi, muỗi, bọ, mọt, gián,… và cả chuột nữa lại thường là những vật trung gian truyền bệnh nguy hiểm. Hiện có nhiều phương pháp diệt ruồi, bọ cho gia súc như dùng các chất sát trùng, tẩy uế đơn giản như nước vôi 1%, ozon… đến các hóa chất chuyên dụng đắt tiền. Song trong bài viết này, xin được chia sẻ những kinh nghiệm dân gian, nguyên liệu dễ kiếm, dễ làm và khá hiệu quả, nông dân trên mọi vùng, miền đều có thể tự vệ sinh cho nông trại và đàn gia súc của mình.
Chống mọt chuồng trại: Dùng 100 g Lưu hoàng nấu sôi với 1 lít nước. Nước dịch còn đang nóng, dùng chổi sơn quét đều lên mặt tre, gỗ trong chuồng. Phương pháp này ngừa mọt rất hiệu quả, kéo dài tuổi thọ của chuồng trại, đỡ tổn hao đầu tư và vệ sinh chuồng sạch sẽ cho vật nuôi.
Diệt và xua đuổi mối, gián: Chuẩn bị 50g Thạch xương, 20g cây thuốc cá. Sắc kỹ (60 phút) trong 1 lít nước, thêm 10g bột băng phiến (long não) rồi khuấy tan. Phun dẫm lên ổ mối, vách tường chuồng trại sẽ diệt mối, gián tại chỗ, xua mối gián tránh xa.
Diệt ruồi:
– Xua ruồi, nhặng trong chuồng, bò, heo:
+ Đốt 50g lá bầu khô lấy khói xông vào chuồng.
+ Sắc 200 g lá bầu tươi, lấy nước tắm cho 1 bò trưởng thành.
+ Sắc lấy dung dịch sau để phun thẳng vào những nơi nhiều ruồi, muỗi: Bách bộ 50g, nghể 20g, vỏ cổ giải 16g, rễ cây thuốc cá 16g, rễ cóc kèm 16g, dành dành bóng 20g, 2 lít nước.
Diệt muỗi: Có thể dùng1 trong các phương pháp sau:
– Đốt xông khói các nguyên liệu sau bèo cái khô + lá sả khô + lá ráng hoa trắng khô + vỏ bưởi khô.
– Quả giả điều (cuống quả phình to) chín, ép lấy nước. Phun nước dịch trái giả điều vừa ép được lên các vũng nước tù, đọng quanh chuồng, lên các bụi cây trong trang trại, Nước dịch ép này làm bọ gậy không phát triển được nên đàn gia súc trong gia trại được yên ổn, không bị lũ muỗi quấy rầy trong thời gian khoảng 1 – 3 tháng.
– Sắc các nguyên liệu sau với 2 lít nước để có dung dịch phun diệt muỗi khá tốt và không gây độc hại đối với người và gia súc: Cúc trừ sâu: 20g; rễ thuốc cá 30g; bách bộ 50g và lá sả 100g.
Đuổi kiến: Đàn vật nuôi trong nông trại còn hay bị lũ kiến gây khó chịu, thậm chí bị Stress làm kém ăn, sút cân, ngại nằm nghỉ. Có một số cách đuổi kiến ra khỏi nông trại như sau:
– Dùng 30 g tỏi giã nhỏ, 50 g hàn the tán mịn. Hai nguyên liệu này ngâm 20 phút trong 100ml rượu trắng. Dung dịch hòa tan này dùng để phun lên ổ, dọc đường đi của kiến. cách này làm kiến không thể chịu được đành bỏ đi, còn đống trứng kiến cũng sẽ bị ung mà không mở nở được.
– Trồng cỏ Lào phủ vào nhữngkhoảng đất trống giữa các cây trồng chính sẽ diệt được các loài cỏ khác, đồng thời diệt hết tuyến trùng hại cây trong đất. Cỏ Lào còn có thể tận dụng vùi xuống đất làm phân xanh khi đến lứa thu cắt rất tốt. Sử dụng các biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả vừa đỡ tốn kém vừa dễ áp dụng xưa đã là kinh nghiệm truyền miệng lâu đời của nông dân ta, nay tác giả xin sưu tầm với mong muốn mọi người cùng áp dụng một cách linh hoạt, đạt hiệu quả chăn nuôi cao nhất cho nông trại của mình và tạo tiền đề cho 1 nền nông nghiệp hữu cơ xanh, sạch và cạnh tranh.
Ths. Đào Lệ Hằng – Cục Chăn nuôi